Yoga 8 nhánh – hành trình của những bậc hành giả

Yoga 8 nhánh được  nói tới trong Yoga Sutra, 1 quyển sách cổ về Yoga được nhà hiền triết Patanjali soạn ra, qua đó, từng nhánh là 1 khía cạnh để có được 1 cuộc sống lành mạnh và hướng tới hạnh phúc. Điều ngạc nhiên là Yoga trong suy nghĩ của hầu hết chúng ta ( Asana – tư thế Yoga) chỉ là 1 trong 8 nhánh của Yoga mà thôi.

 

Yoga 8 nhánh gồm có những gì?

 

  1. Yama – năm quy tắc hành xử với con người
  • Ahimsa: nhã nhặn
  • Satya: Thật thà
  • Asteya: Không ăn cắp
  • Brahmacharya: Tiết dục
  • Aparigraha: Không hám lợi
  1. Niyama – năm quy tắc cho bản thân
  • Saucha: Tự trọng
  • Santosa: Thỏa mãn
  • Tapas: Đức hạnh
  • Svadhyhaya: Hiểu về Cái Tôi
  • Isvara Pranidhana: Cống hiến cho Thượng Đế
  1. Asana thực hiện những động tác con người có nhiệm vụ và trách nhiệm săn sóc cho cơ thể, đây là 1 bước trong giai đoạn hành giả phát triển tâm linh.
  2. Pranayama Luyện thở:

Pranayama bao gồm những kỹ nănh tập thở, qua đó hành giả thiết lập cách thức thở đúng để đạt được sự ổn định về trạng thái thể chất và tinh thần. Những Yogi tin rằng kiểm soát được hơi thở có thể giúp con người tăng cường tuổi thọ. 4 nhánh này là các quá trình giúp hành giả xây dựng những phẩm chất đạo đức cần phải có và thanh lọc cơ thể – hình thành nền tảng cơ bản cho ½ tiếp theo, phần quan trọng nhất của hành trình.

  1. Pratyahara – Kiểm soát cảm xúc:

Đến giai đoạn này, hành giả không còn bị tác động bởi cảm xúc, có nghĩa là các giả tượng trong cuộc sống không còn dẫn động được tâm trí tĩnh lặng, sáng trong như gương của hành giả. Mà hành giả có điều kiện để quan sát được thế giới nội tâm trong sâu thẳm của bản thân.

  1. Dharana – Khả năng tập trung:

Đến lúc này, hành giả có khả năng chú ý tuyệt đối vào hiện tại của mình đang hiện diện và công việc mình đang là dù to hay nhỏ, bất cứ thứ gì cũng không thể làm hành giả mất tập trung.

  1. Dhyana – Thiền Định

Sau khi đạt được trạng thái tập trung, hành giả có thể xâm nhập trạng thái Thiền Định, đây là trạng thái mà đầu óc trở nên tĩnh lặng tới nỗi không có 1 suy nghĩ nào.

  1. Samadhi – Trạng thái phúc lạc

Để đạt đến trạng thái này yêu cầu hành giả đã đạt tới Dhyana. Phúc lạc là mục đích sau cùng của những hành giả Yoga, chính là bước mà hành giả được khai sáng, tâm thức hợp nhất hoàn toàn với vũ trụ vô tế – vô biên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.