Làm gì khi cơ thể bị chấn thương ở vai?

Nếu chúng ta thực sự quan tâm đến bản thân mình và quan tâm đến những người thân xung quanh mình, thì bài viết sau sẽ góp một phần nhỏ trong các chuỗi bài viết cho một cuộc sống khỏe mạnh hơn.
CHẤN THƯƠNG VAI
1. Đối tượng:
Ai cũng có thể mắc phải. Tuy nhiên, những chấn thương dạng này thường gặp hơn cho các những người luyện tập các bộ môn thể dục thể thao, và những người tập động tác khó mà khởi động chưa kỹ ( hoặc đã khởi động kỹ nhưng bản chất cơ thể không đáp ứng nổi) sẽ dẫn đến những chấn thương.
2. Vậy, chấn thương vai diễn ra như thế nào?
– Khi mà chúng ta bắt khớp vai cử động quá biên độ có thể thực hiện nhiều lần.
– Khi tập động tác hai tay giơ cao rồi chập lại, kéo về sau rồi bẻ hẳn ra sau, tay chạm đất.
– Hoặc khi có thầy giáo đứng ra sau lưng học viên, học viên giơ hai tay lên cao, thầy cầm tay kéo ra sau.
– Tư thế đứng hoặc ngồi dang rộng 2 chân, tay trái nắm ngón bàn chân phải, tay phải nắm ngón bàn chân trái, xoay mạnh khớp vai phải, thân mình xoay ngược ra ngoài.
3. Làm thế nào để nhận biết sắp chấn thương?
– Những học viên có độ linh hoạt cơ thể cao thường cố gắng làm động tác khó và họ có thể bẻ tay ra trước ra sau, sau tới trước một cách dễ dàng.
– Tuy nhiên có trường hợp một bên khớp vai linh hoạt hơn, khả năng biên độ vận động cao hơn bên kia, dẫn đến khi học viên bắt cả hai bên vai xoay quá nhiều, bên ít linh hoạt hơn bị tổn thương/chấn thương.
– Chấn thương sẽ không thấy ngay, mà thấy sau khi thực hiện nhiều lần và sau vài giờ.
– Khi cơ thể người tập không đáp ứng nhưng vẫn cố quá sức sẽ dẫn đến chấn thương cả 2 vai.
Mọi tư thế cần đến sự hướng dẫn của giáo viên 
4. Triệu chứng?
– Cổ cứng, gập sang bên vai chấn thương không được, cảm giác như có khúc cây chèn lại, vận động cổ trở nên khó khăn.
– Cánh tay không nhấc lên cao như bình thường được, không bẻ ra sau (dù chỉ một chút) được, xoay vai thì cảm nhận nghe lục cục ngay ổ khớp.
– Hoạt động nào liên quan đến tay cũng gây cảm giác đau dù ít dù nhiều.
5. Nên làm gì?
– Sau khi chấn thương
+ Để tay vai cổ nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh trong vài ngày.
+ Khoảng 3 ngày sau, bắt đầu vận động nhẹ, xoay cổ , xoay vai.
+ Nằm ngủ ngửa, không gối cao, nằm nghiêng về bên không chấn thương, tránh nằm sấp ( do nằm sấp phải nghiêng đầu qua 1 bên khiến cổ căng hoặc gập cả đêm , sáng dậy sẽ khiến tình trạng cổ nặng hơn )
+ Sau khoảng 1 tuần hoặc khi thấy hết đau, tập lại nên nhẹ nhàng, không nên vặn khớp sâu và nhiều lần.
+ Trước khi muốn thực hiện một động tác khó, khởi động vai và cổ thật kỹ, không làm nhiều lần trong một thời gian ngắn, tránh chấn thương lần nữa => dẫn đến đau khớp mãn tính.
– Trước khi bị chấn thương
+ Khởi động thật kĩ.
+ Không bẻ khớp nhiều lần.
+ Đối với người tập từ bé, các cử động này đã trở thành cử động bình thường, như chúng ta đi đứng hít thở, cho nên những lời khuyên này để dành cho người đã lớn, cơ thể đã phát triển hoàn chỉnh mới bắt đầu tập.
Hãy chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe và bản thân của bạn cũng như người thân nhé, bảo vệ sức khỏe một cách chủ động và đúng cách nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.