Các trường phái Yoga

Yoga từ lâu đã không còn là bộ môn thể dục thông thường mà nó còn được coi như là “liều thuốc” quý giá chữa bệnh, cải thiện và sức khỏe tinh thần cho người tập luyện; khi bạn tập luyện thường xuyên thì chính là lúc bạn đang tạo cho mình một thói quen lành mạnh cho cơ thể. Một số người mới bắt đầu tập yoga gặp phải bối rối trong việc phân biệt giữa các trường phái khác nhau và lựa chọn xem bản thân cần gì? Vì vậy, những thông tin dưới đây sẽ cho bạn tham khảo thêm những trường phái yoga phổ biến nhất hiện nay và có thể được tìm thấy ở hầu hết tất cả các studio Yoga.

Thứ nhất là Hatha yoga: Hatha yoga là loại yoga nhẹ nhàng, phù hợp cho người mới bắt đầu tập hoặc cho những người rèn luyện yoga đã thành thạo thư giãn. Với thể loại này, bạn sẽ được học các thế yoga cơ bản, luyện thở, kỹ thuật thư và Thiền. Khi bạn thực hành các tư thế yoga Hatha, nó sẽ giúp cho bạn thư giãn và sắp xếp lại được toàn bộ tâm trí từ sâu bên trong, khi bạn tập trung với bài tập là lúc tâm trí của bạn hoàn hoàn thả lỏng và không bị ảnh hưởng bởi bất kì điều kì từ thế giới bên ngoài. Bạn trở nên ý thức hơn về thói quen phản ứng với các tình huống của mình, đánh giá được điều đó là đúng hay sai. Các học viên của yoga plus chia sẻ sau khi tham gia các lớp Hatha yoga có thể đánh giá được hành vi của mình và ứng phó hiệu quả hơn với những tình huống tiếp theo trong cuộc sống. Nó còn giúp ta phát triển tâm linh, giảm cân, xây dựng hệ miễn dịch.

Thứ hai là Vinyasa yoga: Vinyasa yoga là thể loại yoga kết nối với chuyển động và hơi thở, tạo thành chuỗi các động tác chuyển tiếp nhẹ nhàng. Theo tiếng Ấn độ, từ “vinyasa” có nghĩa là “kết nối”. Từng chuyển động được kết hợp với từng nhịp hít vào, thở ra. Nếu như yoga Hatha di chuyển chậm rãi thư giãn thì Vinyasa yoga có nhịp độ nhanh và liên tiếp, mỗi động tác di chuyển trong một nhịp thở. Lớp Vinyasa yoga sẽ có rất nhiều động tác khác nhau trong một buổi tập, các động tác có thể biến thể, sáng tạo tùy theo mỗi giáo viên khác nhau. Phù hợp với những người muốn một lớp học với nhịp độ di chuyển nhanh, sáng tạo trong động tác, không muốn bó hẹp vào động tác cố định mà thích thay đổi các tư thế yoga thường xuyên.

Vinyasa Yoga là sự kết hợp giữa chuyển động giữa các asana và hơi thở

Tiếp đến là Ashtanga yoga: Ashtanga yoga được phát triển bởi ông K.Pattabhi Jois, tập trung vào 6 bộ tự thế truyền thống. Ashtanga yoga tập trung vào hơi thở, khóa năng lượng và điểm nhìn cố định. Các tư thế trong bài tập Ashtanga là cố định và cứ thế chuyển tiếp không ngừng, mỗi tư thế được tập trong năm hơi thở.  Một lớp học thường kéo dài 75-90 phút và không sử dụng các dụng cụ hỗ trợ, không mở nhạc. Với lớp Ashtanga bạn sẽ phải chuyển động rất nhanh, không có quãng nghỉ giữa chừng, không có động tác thư giãn ở giữa, với hàng loạt các động tác Chaturanga Dandasana rất mỏi vai. Như vậy, Ashtanga chỉ phù hợp với những người tập yoga lâu năm, có đủ kinh nghiệm, sức khỏe và độ bền.

Tiếp theo là Yin Yoga: Yin yoga tích hợp các nguyên tắc của Hatha yoga và khí công do ông Paulie Zink, giáo viên yoga và chuyên gia võ thuật phát triển. Yin yoga tập trung vào các liên kết mô (dây chằng và gân) chứ không phải là vào cơ bắp. Yin yoga khuyến khích các tư thế thư giãn không cứng nhắc và ý thức vào việc nương theo cơ thể bạn, nhằm mục đích là đem lại sự thư giãn tối đa cho cơ thể, chủ yếu là nằm và ngồi.. Yin yoga giúp tẩy sạch tâm trí, kiểm soát căng thẳng, giúp cơ thể bạn sảng khoái và thăng bằng. Bài tập Yin yoga phù hợp với những người stress, áp lực trong cuộc sống, muốn thư giãn sau và đánh thức lại năng lượng, những người cần hồi phục sau chấn thương, những người có vấn đề về cơ khớp. Thêm một trường phái nữa đó là

Kundalini yoga: Kundalini yoga được xây dựng dựa trên lý thuyết 7 luân xa và nguồn sống, tập trung vào hơi thở và các chuyển động liên kết, với mục đích giải phóng năng lượng từ cơ thể thấp hơn. Bài tập Kundalini yoga tập trung vào hơi thở và các bài tập trọng tâm. Dòng Kundalini yoga sẽ giúp phát triển trí óc, nhận thức và ý thức. Mỗi động tác sẽ liên quan đến những kỹ thuật thở khác nhau, nhằm tăng cường tác dụng của tư thế. Trọng tâm là nâng cao nhận thức và ngày càng giúp bạn đến gần hơn với giác ngộ. Mục đích của Kundalini là đánh thức, khai thác và giải phóng nguồn năng lượng này. Kundalini yoga chủ yếu là tập trung vào thiền định và thở nên tốc độ chậm hơn so với tất cả các trường phái khác. Hình thức yoga này phù hợp cho những người mong muốn thực hành yoga để tìm kiếm một kết nối tâm linh “sâu hơn”, am hiểu yoga ở cảnh giới cao hơn.

Hy vọng những Trường phái yoga ở trên có thể mang lại cho bạn cái nhìn tổng quát về các Trường phái yoga phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, theo như mình thấy, một lớp học yoga hấp dẫn hay không còn phải phụ thuộc rất nhiều vào người hướng dẫn; mỗi người hướng dẫn mang tới một phog cách khác nhau và đem lại một cảm giác khác nhau cho lớp học. Vì vậy, để lựa chọn được lớp học yoga phù hợp, tốt hơn hết là bạn nên học thử một vài buổi để cảm giác xem bạn có thật sự thích phòng tập hay thích phong cách dạy của người hướng dẫn hay không rồi hãy quyết định nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.