YOGA HỖ TRỢ CHỮA TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Trong thời đại nay chúng ta ngày càng thay đổi thói quen sống, thói quen sinh hoạt, ăn uống dẫn đến nhịp sống thay đổi. Bận rộn với công việc hàng ngày, mà ít khi để tâm đến một vài dấu hiệu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Thời gian dần trôi các dấu hiệu đó phát triển dần thành bệnh , gây những biến chứng nguy hiểm, cùng với đó để lại căn bệnh mà bạn phải ăn chung sống chung với nó trong một thời gian dài,có thể một tháng, một năm hoặc cả đời. Căn bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mà ai cũng có thể mắc bệnh đang trở nên phổ biến hơn là bệnh tiểu đường.

Vì sao lại gọi đó là bệnh tiểu đường? Bởi vì đây là căn bệnh  mãn tính trong đó cơ thể không sản xuất đủ insulin, hay không thể sử dụng insulin. Thông thường, các loại tinh bột,chất đường và các chất dinh dưỡng khác được phân tách thành glucose, và được máu chuyển đến các tế bào. Các tế bào sử dụng insulin, một chất nội tiết tố (hormone) do tuyến tụy tiết ra, giúp chuyển hóa glucose thành năng lượng. Nếu không có đủ insulin, hay insulin không được sử dụng đúng, glucose sẽ tăng lên trong máu và nước tiểu, điều này sẽ gây nên rất nhiều vấn đề về sức khỏe.Do đó đi đi vệ sinh lượng glucose hay còn gọi là đường sẽ xuất hiện trong nước tiểu. Căn bệnh này gây ảnh hưởng đến 285 triệu người trưởng thành trên thế giới – chiếm 6,4% dân số trưởng thành trên toàn cầu. Đến 2030, con số này được dự báo tăng lên đến 438 triệu người hay 7,8% dân số trưởng thành trên toàn cầu. Căn bệnh này làm hao tổn chi phí của những người mắc bệnh. Bên cạnh hàng trăm trường hợp tử vong, bệnh đái tháo đường còn có thể làm suy yếu chức năng của tim, thận, mắt, và thần kinh. Đái tháo đường thường đi kèm với bệnh tim, đột quỵ, tăng huyết áp, bệnh thận, mù mắt, tổn thương thần kinh, và đoạn chi. Đái tháo đường tạo ra những gánh nặng kinh tế do gia tăng tỷ lệ mắc bệnh mới và số lượng các thương tật liên quan cùng xuất hiện. Hiện nay, người ta ước tính chi phí chăm sóc y tế hàng năm trên toàn thế giới cho bệnh nhân đái tháo đường vào khoảng 223 tỷ đô-la, con số này đang tiếp tục tăng lên theo tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường mới. Hội Đái tháo đường quốc tế (IDF) ước tính chi tiêu cho bệnh đái tháo đường trên toàn thế giới tối thiểu sẽ là 561 tỷ đô-la vào năm 2030.

Nói một cách cụ thể hơn,căn bệnh này ngày càng trẻ hóa,các đối tượng bị bệnh đã kéo dài ra thay vì chỉ tập trung ở vài nhóm nhất là những người trên 45 tuổi bị cao huyết áp, ăn quá nhiều, uống nhiều rượu, bia, ít hoặc không vận động thể lực, phải chịu nhiều áp lực của cuộc sống,… Bệnh cũng xuất hiện ở những bạn béo phì, thừa cân, từng bị tiểu đường khi mang thai, sinh con nặng hơn 4kg . Ngoài ra ,di truyền cũng là yếu tố làm bạn mắc phải bệnh này, khi các thành viên trong gia đình đã bị bệnh bạn cũng nên đi kiểm tra xem mình có mắc bệnh này không, để điều trị kịp thời . Số tiền để chữa trị căn bệnh ấy sẽ  là một gánh nặng  đè lên chính nhưng người mắc bệnh và gia đình họ.Vì thế chúng ta phải tìm cách hạn chế căn bệnh này một cách tối ưu nhất.

Bạn có biết căn nguyên cũng chính là do chúng ta “Lười vận động,nhưng lại nhiều áp lực tâm lý” Việc chuyển hóa thức ăn và việc vận động cơ bắp có liên quan với nhau và liên quan trực tiếp tới chuyển hóa thức ăn.Phải chăm vận động thì việc chuyển hóa thức ăn mới được diễn ra đầy đủ tức là chuyển hóa đường mới diễn ra hoàn . Do đó một số khó khăn trong việc điều trị là tăng cường vận động.Một số người đã khỏi bệnh và đã dừng thuốc cho biết ngoài việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lí họ còn phải tuân thủ một chế độ vận động hằng giờ và luôn phải tuân thủ chế độ này.Tiếc thay điều nầy không phải ai cũng thực hành được. Có thể do quá bận rộn công việc, do tuổi cao sức yếu hoặc do những yếu tố khác của sức khoẻ không cho phép. Trong những trường hợp nầy người bệnh cần có một phương thức tập luyện không tốn nhiều thời gian nhưng chuyên biệt hơn cho bệnh tiểu đường. Một số tư thế Yoga có thể đáp ứng nhu cầu nầy. Thông thường, thuốc là phương pháp tối ưu giúp duy trì trạng thái ổn định của người bệnh. Nhưng theo lời khuyên của bác sỹ, việc điều trị bệnh kết hợp với luyện tập 1 bộ môn thể thao nhẹ nhàng sẽ giúp mang lại hiệu quả tốt nhất, đặc biệt là Yoga.

Theo một nghiên cứu được thông báo trên tạp chí Diabetes Care, nghiên cứu được tiến hành trên 123 người đang mắc bệnh tiều đường (độ tuổi trung niên và người cao tuổi). Kết quả cho thấy, những người thường xuyên tập Yoga có lượng đường trong máu ổn định hơn so với người không tập.Hơn thế nữa, Yoga là tập thể dục hoàn hảo cho bệnh tiểu đường bởi vì bạn có thể bắt đầu ở nhà từ lúc đầu tiên mà không cần nhiều nỗ lực. Yoga liên quan đến cơ thể, tâm trí và linh hồn, nó còn giúp bạn cảm thấy tốt hơn và nhận thức được cơ thể của bạn. Bạn sẽ lấy lại ý thức về mức độ đường trong máu của bạn chỉ bằng việc cảm nhận thể chất bên trong cơ thể của chính mình.

Sau đây sẽ là một số bài tập hỗ trợ cho bệnh nhân đái tháo đường có thể tham khảo:

Bài tập 1: Tư thế đứa trẻ

Đầu tiên bạn ngồi trên sàn dồn toàn bộ trọng lượng lên trên đầu gối,sau đó  hãy ngồi trên gót chân của chính mình và gập người về phía trước sao cho bụng đặt trên đùi đồng thời duỗi cánh tay thẳng về phía trước .Trán của bạn có thể chạm sàn nhà. Bài tập này có thể đòi hỏi sự linh hoạt của bản thân vì thế bạn  không nên gượng ép cơ thể vượt quá giới hạn của nó. Luyện tập sau một thời gian bạn sẽ dễ dàng thích nghi với tư thế này bởi đây là một tư thế nghỉ ngơi, do đó nên giữ hơi thở với tốc độ thật bình thường.Giữ tư thế này trong 3-5 phút là tốt nhất.Tập động tác này giống như tư thế của đứa trẻ và  là một tư thế giúp giảm căng thẳng hiệu quả tuyệt vời. Nó giúp thư giãn hông, đùi và mắt cá chân, làm dịu tâm trí và giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi. Đây cũng là phương thuốc tuyệt vời trị đau lưng với những người phải thường xuyên ngồi làm việc nhiều giờ đồng hồ.

Bài tập 2 : Tư thế cây cầu

Tư thế này không chỉ giúp kiểm soát  huyết áp mà còn giúp thư giãn tâm trí, cải thiện tiêu hóa, làm giảm các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ, thư giãn cổ và cột sống.
Đầu tiên nằm ngửa trên sàn, tiếp theo hai tay để thoải mái mở rộng dọc theo thân người đồng thời hai chân chống lên và để rộng bằng vai.Lấy hai tay làm trụ rồi từ từ nâng phần hông, bụng lên sao cho vai và đầu vẫn chạm mặt sàn. Giữ tư thế này trong 3 giây rồi trở về vị trí ban đầu. Thực hiện động tác này 10 lần.

Bài tập 3 : Tư thế đầu bò

Đầu tiên ngồi xuống, bắt chéo hai chân sao hai đùi áp sát nhau đồng thời giữ cho lưng và cột sống thẳng. Đặt tay lên đùi hoặc đầu gối, cơ thể thả lỏng. Cột sống và đầu giữ thẳng, cằm hơi thu vào. Đưa cánh tay trái ra sau lưng, cánh tay phải đưa lên trên, gấp khuỷu tay hướng về bàn tay trái. Móc ngón trỏ vào ngón tay giữa của tay trái. Hít thở đều đặn rồi đổi tay, giữ tư thế càng lâu càng tốt.

Ngoài ra, nếu bạn thường dành thời gian tập luyện yoga nó cũng đóng vai trò tuyệt vời giúp làm giảm căng thẳng cho tâm trí và cơ thể. Điều thú vị là, căng thẳng là nguyên nhân chính của bệnh tiểu đường, hầu hết các bệnh nhân tiểu đường bị mất tự tin và làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Yoga có thể giúp khôi phục lại mức độ tự tin giúp bạn có được sức mạnh để chống lại căn bệnh và sống tốt hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *