Những câu hỏi lý thuyết về Yoga

1.Astangha Yoga có nghĩa là gì?

Asta là tám, ang là nhánh. Như vậy có thể hiểu Astangha là 8 nhánh, 8 bậc tu luyện nhằm giúp hành giả kiểm soát được trí não bất an và đạt tới trạng thái tĩnh lặng bền vững được diễn tả bởi Patanjali. Astangha Yoga là một loại yoga có cường độ tập mãnh liệt với tốc độ nhanh, một chuỗii những động tác sẽ được tập theo trình tự sắp xếp từng tư thế được định sẵn (series). Thể loại này đòi hỏi phải có cơ thể vật lý thích hợp vì những di chuyển liên tục từ tư thế này sang tư thế khác.

2.Trạng thái Thiền là gì? Lợi ích của việc thiền định?

Thiền là trạng thái kéo dài của tập trung (gấp 12 lần) cộng thêm sự suy nghiệm đối tượng, sống với đối tượng đó, hay nói chính xác hơn là cá nhân thẩm thấu trong đối tượng hoặc đối tượng thẩm thấu trong cá nhân đến mức không còn là hai vật thể riêng biệt. Lợi ích của việc thiền định là : Giúp bản thân hòa nhập với “tâm thức của vũ trụ” hay “Nhập Niết bàn” hay “trở về bản lai diện mục” đều có ý nghĩa đạt đạo.

Thiền định trong yoga

3.Nói Yoga là 1 lối sống tích cực đúng đắn là đúng hay sai? Nêu rõ 4 con đường chính trong Yoga?

Có thể nói Yoga là một lối sống tích cực và đúng đắn là đúng. Vì với việc luyện tập yoga sẽ giúp cho người tập có một cơ thể khỏe mạnh, một tinh thần thoải mái và một tâm trí vững vàng, hướng con người suy nghĩ đến những điều tích cực và sống tốt hơn. Có bốn con đường chính trong Yoga đó là :

Karma Yoga – con đường tích cực

Jnana Yoga – con đường minh triết

Bhakti Yoga – con đường phụng sự

Hatha Yoga – con đường khoa học.

4.Tám bậc tu luyện của Raja Yoga? Tên tiếng Phạn?

Tám bậc tu luyện của Raja Yoga là:

  1. Yamas (trì giới) – không nói dối, không dùng bạo lực, kiềm chế tình dục, không trộm cắp, tham lam
  2. Niyamas (trì luật) – khổ hạnh trong sạch, mãn nguyện, tinh tấn, từ bỏ ích kỷ
  3. Asanas – những tư thế vững mạnh
  4. Pranayama – kiểm soát nguồn sinh lực
  5. Pratyahara – từ bỏ cảm xúc
  6. Dharana – tập trung tư tưởng
  7. Dhyana – tham thiền
  8. Samadhi – trang thái vô thức, phúc lạc
  1. Ba thể của con người theo triết lý Yoga?

Thể vật chất trong tiếng Phạn, thể xác được gọi là Annamaya Kosha, nôm na là thể vật chất. Cái thể xác mà mắt có thể nhìn thấy này được sinh ra, lớn lên, thay đổi, tàn tạ và chết đi, các thành phần của nó trở về với đát và vòng tuần hoàn của vật chất. Chứng kiến việc thể xác được các tu sĩ Yoga quan tâm đến thế nào, người ngoài có thể khẳng định rằng Yoga tôn vinh vẻ đẹp thể chất của con người, nhưng mục tiêu của Yoga chính là dùng ý chí kiểm soát thể xác một cách có ý thức. Cả hai đều sẽ được sử dụng để theo đuổi những mục đích tâm linh cao cả hơn. Và để gặt hái được thành công trong mọi việc thì chăm sóc thể xác đúng cách, là rất quan trọng Thể vật chất “Cái tôi bản thể lìa bỏ các thể cũ kỹ của nó, cũng như con người cởi bỏ những bộ y phục rách nát của mình…” Thể vía hay cơ thể tinh tú Sinh vật sống nào cũng có Thể Vía. Thể Vía liên kết với cơ thể qua một sợi thanh khí, qua đó, dòng khí lực tuôn chảy. Khi sợi dây này bị đứt, Thể Vía tách ra và thể xác chết Thể Vía gồm 3 lớp. Đó là: “Thế Trí Khôn và Dục Vọng”, “Thế Thượng Trí(chân thân)”, “Thế Bồ Đề(phúc lạc)”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.