Những người đang mang thai thì cần phải giữ và tăng cường sức khỏe bằng cách ngủ đủ giấc – ăn uống đầy đủ – vận động cơ thể. Chính vì những điều cần thiết này mà những nhà chuyên gia sẽ tư vấn cho bạn bằng những bài tập Yoga dành riêng cho người đang có thai theo từng giai đoạn của thai kỳ.
Để thực hiện được mỗi động tác Yoga thì đòi hỏi người mang thai phải có được một sự tập trung và việc hít thở đúng, thông thường trước khi bước vào bài tập Yoga chính thì hãy dành khoảng mười lăm phút đầu để điều chỉnh nhịp thở hay còn để cơ thể đi vào trạng thái tập trung trước, nhờ đó mà tinh thần mới được thai đổi.
Mặc dù là người mang thai nhưng cũng có khá nhiều động tác Yoga khác nhau mà bạn có thể lựa chọn tập luyện, nên bạn không phải lo lắng là sẽ nhàm chán đâu nhé.
Tư thế thiền hoa sen
Động tác Yoga hoa sen, đây là động tác thường được tập đầu tiên với người đang mang thai, vì lúc này sẽ mang cơ thể vào trạng thái thoải mái và thư giãn. Thực hiện bằng tư thế ngồi chéo chân với phần lưng – vai – đầu để thẳng, mặt hướng ngang về phía trước. Hai tay để trên hai đầu gối chân với lòng bàn tay ngửa lên trên, đầu ngón tay cái và trỏ chạm vào nhau. Lúc này cơ thể người mang thai chỉ cần tập trung vào việc hít thở đều và sâu là được. Khi tư thế này được thực hiện thì có thể được xếp vào một trong những tư thế dùng cho việc làm nóng cơ thể trước, giúp cho tâm được tĩnh, tương tự như việc bạn ngồi thiền.
Động tác Yoga thiền hoa sen, chuẩn bị ngồi giống như động tác Yoga hoa sen, nhưng hai tay được chụm lại và để ở phía trước ngực. Sau đó hãy hít vào một hơi thật là sâu dần dần đưa hai tay lên trên cao qua khỏi phần đầu, lúc này hai lòng bàn tay dần tách nhau ra tương tự như việc tay bạn đang cầm một bông sen, để có tay phải thẳng và các ngón tay phải dang rộng ra mới được. Tiếp đến thì thở một hơi sâu rồi chụm hai lòng bàn tay lại rồi dần dần đưa về phía trước ngực. Nhờ vào động tác Yoga này mà người mang thai mở rộng được nhận thức và có thể giao tiếp được với thai nhi đang nằm ở bên trong.
Động tác Yoga căng thân trên, cần chuẩn bị bằng tư thế ngồi ở trên gót của bàn chân, phần lưng được giữ ở tư thế thẳng, đưa cả hai tay để ở trước ngực còn hai đầu gối thì tiếp xúc với sàn tập. Hãy lấy một hơi thật sâu rồi đưa chân bên phải lên đặt ngay bên cạnh chân phải, đồng thời tay phải đưa ngang thẳng về trước chính diện, lúc này mắt phải nhìn theo tay phải. Ngưng khoảng ba giây rồi hạ thấp phần đầu gối, nhớ là đổi sang chân còn lại.
Thực hiện động tác Yoga căng thân trước nhằm tác động lên vừng lưng và đồng thời giảm tình trạng thức giấc vào ban đêm.
Tư thế thư giãn Shavasana
Động tác Yoga Shavasana, chuẩn bị bằng việc nằm ngửa người lên trên và để sao cho thẳng, đầu hơi nghiêng sang một bên. Chân để cách nhau rộng hơn vai, hai tay để hai bên và hơi chếch hướng xéo ra ngoài một chút, lúc này hãy để mắt hơi nhắm lại xíu, đưa suy nghĩ vào sự tập trung. Hít thở đều và sâu để toàn bộ cơ thể được thoải mái thư thái. Động tác Yoga này nên để thực hiện sau cuối buổi tập Yoga để tạo cho cơ thể được thả lỏng, mang đến cảm giác ngủ ngon hơn.
Động tác Yoga con cá, cũng được chuẩn bị bằng việc nằm ngửa người trên thảm với toàn thân để thẳng, đầu hơi ngửa, hai chân để kề sát với nhau với những ngón chân hướng về phía đầu. Để hai bàn tay phía dưới của mông như là một tấm lót, để cánh tay chạm xuống thảm. Tiếp tục lấy một hơi thật sâu, dùng đỉnh đầu – cánh tay – toàn thân dưới làm trọng tâm để đưa phần thân trên lên cao. Động tác này dùng để tạo giấc ngủ ngon cho người mang thai.
Động tác Yoga ngồi đứng với tường, chuẩn bị bằng việc nằm ngửa người trên thảm, nhưng toàn phần thân dưới phải áp sát vào bức tường, để càng sát càng tốt, chân phải thẳng, phần thân trên để thẳng dưới thảm. Hai tay để thẳng hai bên người với hai lòng bàn tay để hướng xuống dưới. Hít một hơi thật sâu rồi sau đó ép sát hai lòng bàn chân giữ chắc vào bức tường để nâng được phần mông lên cao, lúc này dùng hai tay đặt ở bên hông nhằm nâng đỡ cho mông. Vai – đầu vẫn để dưới sàn. Để khoảng năm giây rồi sau đó dần dần đưa người xuống thấp như ban đầu. Nhờ tập luyện động tác Yoga này thường xuyên mà hệ tuần hoàn hoạt động tốt.