Khoảng giữa của thai kỳ là lúc mà thai nhi có sự phát triển nhanh và biến đổi hoàn toàn, có thể coi đây là giai đoạn hình thành mọi thứ, bé có thể biết giao tiếp với mẹ, lúc này người mẹ nên nói cho con của mình bằng những lời yêu thương – trò chuyện – kể chuyện – nghe nhác – xoa bụng, nhằm tạo cho thai nhi có được ý thức phát triển. Không chỉ thế mà người mẹ cần phải ăn uống đầy đủ hơn sau quá trình thai nghén trước đó không ăn được gì nhiều.
Khoảng giữa thai kỳ thì bé bắt đầu phát triển nhiều hệ cơ quan, có khuôn mặt – phát triển xương – tay – chân. Người mẹ cần phải chú ý nhiều đến việc đi – đứng – ngồi – sinh hoạt cho đúng tư thế thì mới không ảnh hưởng tới thai nhi, với lại hoạt động cũng trở lên linh hoạt hơn.
Về mặt tinh thần thì cần phải vui vẻ, không được nóng nảy – bực tức – suy nghĩ tiêu cực, vì như vậy thai nhi sẽ không thể phát triển hoàn thiện được, việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng là cần thiết, song song với là phải có sự vận động cơ thể nhằm tăng cường sức đề kháng cho thai nhi.
Tư thế yoga trái chuối (banana pose)
Vận động nhẹ nhàng thì cần phải tìm đến bộ môn Yoga dành cho người mang thai trong giai đoạn giữa của thai kỳ. Lúc này bụng có thể chưa to lắm, nhưng dần về những tháng cuối thì sẽ gây khó khăn rất nhiều, nên ngay thời điểm này việc luyện tập Yoga sẽ có lợi ích là làm cho cơ bắp chắc khỏe, xương sống co giãn tốt, nhờ đó sẽ chuẩn bị sức khỏe và tinh thần thật tốt cho giai đoạn sau này.
Giữa thai kỳ thì người mang thai sẽ dần cảm thấy cơ thể thay đổi, cảm nhận được nhiều vấn đề gây khó chịu, buồn nôn và mệt mỏi không còn nữa, nhưng bụng thì lại đang to ra dần, cân nặng tăng lên, cảm nhận được thai nhi bên trong đang di chyển và biết đạp. Chính sự thay đổi này mà cơ thể sẽ kèm theo triệu chứng đau nhức nhiều hơn như: lưng – bụng – đùi, ngứa ngáy, khó thở, táo bón, nổi vân, kháng thể kém dần. Nếu các tình trạng trên có gì đó khác thường thì tốt nhất nên đi khám bác sĩ.
Vì đây là giai đoạn thai nhi đang phát triển mạnh, nên việc tập luyện Yoga thường xuyên sẽ mang lại rất nhiều công dụng cũng như là sự chuẩn bị cho giai đoạn cuối thai kỳ. Tuy là những động tác Yoga được tập rất đơn giản những lại tạo cho người mang thai có được sự thoải mái hơn rất nhiều. Động tác Yoga khá đơn giản và nhẹ nhàng, một số động tác Yoga được phép tập trong giai đoạn giữa bào gồm:
Động tác Yoga quả chuối, cơ thể sẽ nằm nghiêng qua một bên, phần chân phía dưới sẽ được co lại, tay bên dưới để thẳng và đầu ngón tay hướng lên, chân bên trên đưa lên cao và tay bên trên cũng đưa lên cao, sau đó tay và chân xuống. Thai phụ cần lăp lại động tác và đổi bên.
Động tác Yoga lưng mèo với tác dụng ngăn chặn những cơ đau nhức, ban đầ thì đứng thẳng người, sau đó hạ thấp cơ thể để hai đầu gối co lại, mông hướng ra phía sau, hai tay đặt vào hai bên bắp đùi và hướng khuỷu ta ra bên ngoài, lưng hơi tạo thành hình cung.
Tư thế con mèo (cat pose)
Động tác Yoga chống đẩy được thực hiện bằng việc chống hai tay xuống thảm, sau đó dần dần hạ cơ thể xuống, tiếp đến từ từ đưa người lên, hãy lặp lại tầm bốn lần là được. Giúp cho phần tay được khỏe mạnh, giảm đau lưng.
Với những động tác Yoga ở trên thì người mang thai khi thực hiện cần phải chậm và từ từ thật nhẹ nhàng, những động tác khó thì phải bỏ qua, không được đưa phần chân lên cao quá phần xương chậu. Vừa tập vừa phải cảm nhận được cơ thể của mình như thế nào, có phản ứng ra sao, hãy tập trung tinh thần để động tác nhịp nhàng với nhịp thở.
Khi tập Yoga vào khoảng giữa thai kỳ này cũng không được tập quá sức, để dành cho thai nhi phát triển, khoảng ba mươi phút là được, và sau đó một lúc thì hãy ăn để bổ sung năng lượng mà cơ thể đã mất trước đó một cách hợp lý. Nếu được thì nên tham gia những lớp dành riêng cho mình, để có được sự hướng dẫn từ giáo viên đúng nhất. Việc tự tập một mình ở nhà là không nên, mà hãy dành thời gian để lên lớp sẽ cho bạn có nhiều trải nghiệm mới, tiếp xúc với những người mới, trao đổi – chia sẻ kinh nghiệm, giải tỏa được vướng mắc.