Tập Yoga cho người đang mang thai được các nhà khoa học khuyến cáo, theo như nghiên cứu thì Yoga là bộ môn phù hợp và mang lại lợi ích đặc biệt cho người mang thai, bằng sự dẻo dai – chắc khỏe – đủ oxy – giảm căn thẳng – đặc biệt là khắc phục được sự khó chịu cũng như một số triệu chứng thường gặp khi có thai.
Điều tốt mà Yoga mang lại cho người có thai: từ rất lâu trước đó thì Yoga đã được con người xây dựng, cho tới tận bây giờ đã trở thành một bộ môn phổ biến trên toàn thế giới, trong đó có những bài tập Yoga hợp với thời kỳ mang thai của con người, giúp họ vượt qua được tình trạng lo lắng, trầm cảm, …
Nhờ vào những động tác chuyển động cơ thể một cách nhẹ nhàng, chậm rãi, từ từ, mà các phần khớp và cơ được vận động, mang lại sự chắc khỏe và hoạt động trơn tru hơn.
Ngoài ra các bài tập Yoga con có thể mang đến cho người mang thai sự lưu thông của khí huyết, giảm đi các triệu chứng như buồn nôn – nghén – cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cả hai mẹ con.
Trong quá trình luyện tập Yoga thì người mang thai sẽ được tập trung, vì thế mà não bộ được thoải mái, không nghĩ tới vấn đề cuộc sống, đây cũng là yếu tố giúp người mang thai bình tĩnh hơn khi chuyển dạ sanh con.
Đối với những động tác Yoga cho người mang thai nói chung, thì sẽ có những động tác sẽ tác động lên vùng xương chậu, điều này sẽ giúp mở rộng vị trí này, giảm nguy cơ bị sa ruột và bàng quang.
Tạo điều kiện cho toàn bộ cơ bắp được căng giãn, tránh tình trạng chuột rút – đau nhức thai, đặc biệt tốt cho giai đoạn cuối, mang đến giấc ngủ tốt, điều khiển được việc tăng cân, giảm nguy cơ sinh con non.
Thông thường đối với người mang thai có tập luyện Yoga trong quá trình mang thai thì thai nhi sinh ra phát triển tốt hơn, thông minh hơn so với những đứa trẻ khác.
Chú ý cho người mang thai khi luyện tập Yoga:
Đối với một số người mang thai do trước đó đã từng bị sẩy thai, triệu chứng tiền sản giật, hoặc là người có nguy cơ sẩy thai ở mức cao thì nếu muốn luyện tập Yoga bắt buộc phải hỏi ý kiến từ bác sỹ chuyên môn.
Đối với người mang thai đang luyện tập Yoga mà xuất hiện những triệu chứng sau thì cần phải ngưng tập: tăng huyết áp, vỡ ối chuyển dạ, chảy máu tại vùng âm đạo, chóng mặt và đau đầu.
Hơn nữa trong quá trình tập cần chú ý không được tập quá căng và nặng, cần có người hướng dẫn đi kèm quan sát, nên cung cấp đủ nước cho cơ thể, không được thực hiện những động tác khó hoặc không phù hợp với tình trạng mang thai.
Nên duy trì cường độ tập luyện khoảng ba đến bốn buổi một tuần, mỗi buổi tầm khoảng 15 đến 30 phút đồng hồ là đủ, hoặc có thể tập 1 giờ đồng hồ. Tùy thuộc vào từng giai đoạn mang thai mà sẽ có những bài tập Yoga riêng.
Các động tác Yoga nên tập khi mang thai: trước khi tiến hành việc luyện tập thì người mang thai cần phải thực hiện việc khởi động cơ thể thật kỹ, nên hít thở sâu và đúng kỹ thuật, mỗi một tư thế Yoga cần phải giữ khoảng từ 5 đến tám nhịp thở bằng đường mũi và lặp lại khoảng ba lần là đủ.
Động tác Yoga Cobbier: ngồi thẳng lưng trên thảm tập, hai chân khoanh lại và hai lòng bàn chân tiếp xúc với nhau, hai tay để lên hai đầu gối. Đưa hai đầu gối hướng lên khỏi thảm và lại đặt xuống, giư tư thế tầm 1 phút thì được, chú ý phần lưng luôn phải thẳng.
Động tác Yoga Balasana: tiến hành quỳ hai gối trên thảm tập, hai lòng bàn chân hướng lên trên, hai tay chạm vào hai ngón chân cái, hai đầu gối mở rộng, gập người xuống nhớ để phần thân trên nằm xuống thảm. lúc này mắt thì nhắm lại, hít thở sâu và đều, hai tay để thẳng thoải mái về trước với lòng bàn tay hướng xuống, giữ tư thế khoảng 1 phút.
Động tác Yoga Chó và Mèo: quỳ hai đầu gối xuống dưới thảm tập, hai tay cũng chống xuống thảm. Hít vào một hơi thì cong phần lưng nhô lên và đầu cúi nhìn xuống. Khi thở ra thì đưa đầu hướng lên và xương cột sống thấp xuống.
Động tác Yoga Eagle: quy đầu gối xuống dưới thảm tập để cho mắt chân hướng xuống, ngồi trên hai gót bàn chân. Hay tay đưa thẳng về trước sao cho song song với mặt thảm, đồng thời vắt chéo hai tay ở trước ngực, trong đó tay bên phải để trên tay bên trái và hai mu bàn tay tiếp xúc với nhau. Sau đó đưa tay về phía trước để tư thế được thăng bằng.
Động tác Yoga Viparita karani: bạn cần nằm ngửa người trên thảm tập đồng thời co hai chân để đặt gần về phía thân người. Lúc này dùng lực của phần khuỷu tay để đưa chân lên đặt trên tường. Lúc này phần thân trên sẽ nằm dưới thảm và vuông góc với thân dưới nằm trên tường.
Động tác Yoga Tree Pose: chuẩn bị bằng tư thế đứng thẳng trên thảm tập, tiếp đến là để lòng bàn tay vị trí thắt lưng, đồng thời đầu gối chân phải sẽ gập lại đưa lòng bàn chân để lên phần đùi của chân trái. Giữ cơ thể thăng bằng và đưa hai tay dang ra và chắp lại trên đỉnh đầu.
Động tác Yoga Uttanasana: bạn cần phải đứng ở tư thế Tadasana, tiếp đến là để lòng bàn tay đặt ở thắt lưng, tiếp đến là gập người lại sao cho lòng bàn tay chạm được thảm tập.
Động tác Yoga Bridge Pose: chuẩn bị bằng tư thế nằm ngửa người trên thảm, với hai đầu gối được co lên và bàn chân để rộng ngang với hông, hai tay để thẳng theo thân người và lòng bàn tay hướng xuống thảm. Khi hít vào thì lưng áp xuống thảm, khi thở ra thì đưa bàn chân đặt xuống thảm để nâng phần hông lên khỏi thảm. Lưu ý là bàn chân nằm ngay dưới đầu gối.
Động tác Tadasana: bạn sẽ đứng thẳng người trên thảm tập với hai chân để khoảng rộng bằng hông, hai ngón chân cái phải nằm trên hai đường thẳng song song nhau. Hai cánh tay để thẳng hai bên cở thể, mắt thì nhắm lại, cơ thả lỏng.
Trong quá trình người mang thai thực hiện những động tác Yoga ở trên thì luôn có sự theo sát của huấn luyện viên, họ sẽ đảm bảo cho bạn được an toàn.