Có nên tự tập Yoga tại nhà không?

Theo thực tế và thực trạng các lớp yoga cá nhân của Trung tâm Yoga Tại Nhà mà các Huấn luyện viên đã và đang hướng dẫn cho học viên tại nhà nói chung, cho tới các phòng tập yoga hiện nay nói chung, thống kê được chỉ trong khoảng 30-35% số học viên “trung thành” đến lớp đều đặn, hầu như không vắng mặt trên lớp, chỉ khi nào họ thực sự có việc bận, họ nghiêm túc luyện tập mỗi tuần thành thói quen lành mạnh của họ cho sức khỏe. Số còn lại 65-70% các học viên trong một lớp học thỉnh thoảng bỏ buổi hoặc chỉ đi tập đều trong một thời gian ngắn chừng 2-3 tháng rồi nghỉ hẳn. Một phần vì lý do công việc cá nhân, gia đình, sức khỏe,…là những lý do bên ngoài, thực sự là do bên trong họ chưa thật sự dành ưu tiên thời gian cho việc luyện tập.

Bạn hoàn toàn có thể tự tập Yoga ngay tại nhà

Xoay vần giữa bộn bề cuộc sống công việc, nhà cửa, bếp núc, con cái, rồi họ cũng lại tìm đến các lớp yoga để tập luyện để tập trung cho bản thân, nhưng lại bỏ dở lần nữa, hết lần này rồi lần khác làm họ không đủ thời gian để đến lớp. Thế là họ tự tìm các clip hướng dẫn trên youtube, các khóa học online để tập tại nhà, tiết kiệm thời gian di chuyển. Điều đó là một nhu cầu tất yếu, nhưng ít ai biết rằng, việc luyện tập ở nhà càng đòi hỏi tính kỷ luật hơn nữa và số người duy trì được việc tập yoga tại nhà mà không có huấn luyện viên trực tiếp hướng dẫn lại càng ít hơn, chưa kể tự tập yoga tại nhà không đơn giản dễ dàng như bạn nghĩ. Vì ngoài yếu tố động lực và điều kiện không gian bên ngoài để duy trì sự bền bỉ, còn có một phần trọng yếu không thể xem thường đó là các qui tắc đảm bảo an toàn khi tập yoga tại nhà mà bạn không được hướng dẫn.

Yoga tại nhà – hãy tập từ từ thôi nhé!

Thật vậy, để duy trì  việc tập luyện yoga tại nhà bền lâu và đem lại kết quả, thì ngoài các yếu tố như: bạn cần phải dành ra ít nhất 1 giờ  trong ngày hoặc trong tuần sau giờ ăn 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng, một không gian đủ rộng, thoáng mát, không bị làm phiền, tiếp theo bạn cần nắm được các lưu ý để đảm bảo an toàn cho việc tập yoga tại nhà như sau:

  • Đầu tiên bạn phải đảm bảo một sức khỏe bình thường không có bất kỳ các chỉ định của bác sỹ. Ví dụ bạn bị cao huyết áp, thoái hóa đốt sống, vừa sau phẫu thuật, phụ nữ sau sinh,…là những trường hợp không được tự tập tại nhà mà không có giáo viên hướng dẫn, bạn cần hỏi ý kiến bác sỹ và thông báo cho với huấn luyện viên trực tiếp hướng dẫn cho mình.
  • Bạn xác định mục đích luyện tập cho mình là vì sức khỏe thể chất hoặc tinh thần, không vì theo phong trào để nôn nóng lên các tư thế khó trong yoga là rất nguy hiểm và không có tác dụng.
  • Chú ý đến hơi thở và cột sống khi thực hiện các động tác dù là những động tác đơn giản nhất. Làm được điều này bạn đã thực hiện được 80% yêu cầu trong yoga, chứ chưa cần đến các tư thế khó. Vì chú ý đến hơi thở và hít thở sâu khi thực hiện và khi giữ lâu các Asana giúp bạn đưa được lượng lớn oxy tới các cơ, mạch máu và tế bào, tăng hiệu quả chữa lành, điều hòa huyết áp, đem lại hiệu quả cao cho buổi tập của bạn.
  • Luôn khởi động trước khi tập và thư giãn cuối buổi tập. Đây là hai phần rất quan trọng trong buổi tập yoga mà các bạn thường tập tại nhà hay xem thường bỏ qua hoặc làm qua loa.

Yoga là bước đầu tiên của Thiền

Trước khi bắt đầu, bạn hãy khởi động thật kỹ, làm nóng các khớp và các cơ, kích hoạt tuần hoàn và hô hấp cho toàn bộ cơ thể, giúp linh hoạt và tăng phản xạ cho khớp để giảm chấn thương trong khi tập luyện. Nếu bạn không khởi động mà tập luôn sẽ rất dễ gặp chấn thương.

Sau khi tập xong, rất nhiều bạn bận công việc mà nôn nóng kết thúc buổi tập mà bỏ qua phần thư giãn này, hoặc đang trong một tư thế mà vì có việc gấp mà vội vàng thoát thế bỏ ngang.Các huấn luyện viên yoga cho biết việc thư giãn cuối buổi hay gọi còn là Savasana – tư thế xác chết, là phần quan trọng nhất trong cả một buổi tập yoga. Bạn thư giãn sâu được hay không trong tư thế này nó cho biết toàn buổi tập của bạn có hiệu quả hay không. Ngoài ra nhiệm vụ của việc thư giãn này là giúp bạn đẩy axit lactic đã tích tụ trong cơ bắp trong quá trình tập ra khỏi cơ thể. Nếu bạn thực hiện phần này không kỹ, bạn sẽ bị căng cơ và đau mỏi nhiều sau khi tập.

  • Khi bạn tập với huấn luyện viên trực tiếp trên lớp, các huấn luyện viên sẽ quan sát và nhắc nhở một số lỗi an toàn khi bạn thực hiện các asana.
  • Khi bạn thực hiện động tác vặn và giữ, thì lưng phải thẳng và vặn từng đốt sống từ dưới lên, để tránh bị trẹo, lệch các đốt sống.
  • Khi bạn thực hiện động tác gập người về trước, lưng cũng phải thẳng và bắt đầu gập từ phần bụng dưới, bụng áp sát đùi, gối hơi chùn lại để giảm áp lực lên gân kheo.
  • Để tập có hiệu quả thì các động tác bạn thực hiện phải kích hoạt được cơ. Bạn đứng vặn người thì thân trên vặn trong khi thân dưới bạn phải giữ nguyên không vặn theo thì cơ bụng, cơ liên sườn mới được kích hoạt. Như vậy mới tư thế mới đem lại hiệu quả.
  • Đặc biệt chú ý đến các ổ khớp, không gập khớp gối vượt quá ngón chân giữa – ví dụ như trong tư thế Chiến binh 1.
  • Không dồn trọng lượng vào cổ tay. Phần nhiều các tư thế trong Yoga phải chống tay. Khi đó, bạn cần biết cách điều chỉnh khủy tay để không bị cán vá, kích hoạt toàn bộ cơ cánh tay để trọng lực không dồn về cổ tay và bàn tay. Nếu không chống tay đúng cách, bạn rất dễ đau cổ và bàn tay khi tập yoga.

Thỉnh thoảng cũng nên có những lớp Yoga cùng với cộng đồng

Trên đây là một số lưu ý cho bạn khi bạn muốn thực hành yoga tại nhà. Nếu trong quá trình tự tập, bạn thấy đau nhói bất kỳ ở đâu bạn nên dừng việc tập luyện. Vì không có người quan sát trong khi bạn thực hiện tư thế nên bạn khó biết mình sai ở đâu. Yoga tuy là những động tác nhẹ nhàng chậm rãi thoạt nhìn đơn giản nhưng tập đúng sẽ rất nặng và tác động rất sâu, nên bạn không nên chủ quan khi tập. Để hiệu quả và đạt kết quả tốt nhất, bạn cần có cho mình một huấn luyện viên giàu kinh nghiệm và đam mê để hướng dẫn và truyền động lực cho bạn bạn nhé. Bạn thể liên hệ Trung tâm Yoga Tại nhà chuyên cung cấp HLV Yoga giàu kinh nghiệm hướng dẫn cho bạn tại nhà nếu bạn đủ đam mê và kiên trì bạn nhé !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.