Bộ môn Yoga hiện tại vẫn chứa đựng nhiều điều độc đáo, do đó mặc dù đã ra đời từ rất lâu trước đây, thì tới thời điểm này vẫn được sử dụng và còn rất phổ biến trên toàn thế giới. Để có được điều này thì Yoga phải chứa dựng một số yếu tố độc đáo, trong đó có thể nói tới chính là tác dụng tốt đối với con người về sức khỏe.
Bộ môn Yoga hiện tại vẫn chứa đựng nhiều điều độc đáo
Bên trong bộ môn Yoga được chia thành nhiều trường phái luyện tập khác nhau, cùng với đó là nhiều bài tập. Nếu như bạn muốn luyện tập Yoga theo một phương thức nhẹ nhàng và tĩnh lặng, thì có thể lựa chọn Chuỗi Tư Thế Chào Mặt Trắng, hay còn gọi là Chandra Namaskar. Với chuỗi động tác này chắc chắn sẽ có sự khác biệt so với chuỗi tư thế chào mặt trời.
Bạn có biết tại sao lại có sự tồn tại của hai chuỗi bài tập Yoga chào mặt trời và mặt trăng hay không. Bởi vì chính về ý nghĩa và đặc trưng khác nhau, ngay chính tên gọi có thể giúp chúng ta hiểu về sự khác nhau này rồi.
Chuỗi Tư Thế Chào Mặt Trăng
Xét về mặt ý nghĩa thì Chuỗi Tư Thế Chào Mặt Trăng được luyện tập vào buổi tối khi chúng ta nhìn thấy được trăng trên bầu trời.
Xét về mặt chuyển động, thì Chuỗi Tư Thế Chào Mặt Trăng có các động tác được thực hiện chậm rãi, chứ không hề nhanh.
Khi luyện tập Chuỗi Tư Thế Chào Mặt Trăng thì cơ thể sẽ được cân bằng, tạo nên nguồn sức mạnh bên trong cơ thể.
Khoảng thời gian được dùng để thực hiện Chuỗi Tư Thế Chào Mặt Trăng được tính là là một số ngày nằm trong khoảng thời gian mà mặt trăng mọc, có thể là trăng tròn hoặc trăng khuyết đều được. Tương ứng từ khoảng 14 ngày sau khi trăng tròn. Bởi vì trong khoảng thời gian này thì nguồn năng lượng mà trăng tỏa ra lớn nhất, việc hấp thu của người tập cũng nhiều nhất. Đặc biệt nếu là phụ nữ có kinh nguyệt trong khoảng thời điểm này thì họ sẽ có cảm giác cơ thể thoải mái hơn một chút.
Chuỗi Tư Thế Chào Mặt Trăng thì bao gồm 14 tư thế thay đổi khác nhau
Theo như một số thống kê, thì Chuỗi Tư Thế Chào Mặt Trăng được hình thành vào khoảng thế kỷ thứ XX, trong đó sẽ có một vài tư thế có thể giống với chuỗi chào mặt trời, hoặc là sự thay đổi vị trí. Chẳng hạn như tư thế Ardha Chandrasana sẽ được thực hiện sau tư thế Aswha Sanchalanasana.
Trong một bài tập của Chuỗi Tư Thế Chào Mặt Trăng thì bao gồm 14 tư thế thay đổi khác nhau, số 14 ở đây đại diện cho từng giai đoạn khác nhau của mặt trăng mà thành.
Một số đông tác tư thế thuộc Chuỗi Tư Thế Chào Mặt Trăng: Pranamasana – Hasta uttanana – Uttanaana – Ashwa sanchalanana – Parvatasana – Ashtanga Namaskara – Bhujangasana – Parvatasana – Ardha Chandrasana – uttanaana – Hasta Uttanana – Pranamasana.
Nên duy trì thực hành Chuỗi Tư Thế Chào Mặt Trăng thường xuyên mới có thể hỗ trợ tốt cho nguồn năng lượng trong cơ thể, tăng cường khả năng tư duy sáng tạo, giúp cho cơ được kéo giãn, tăng thêm sức mạnh cho phần cơ.