Bệnh đái tháo đường đến hiện nay vẫn chưa có phương pháp chữa trị hoàn toàn. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng Yoga có thể là liệu pháp hiệu quả với căn bệnh này. Vậy Yoga hỗ trợ ổn định đường huyết như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu về lợi ích và một vài động tác của Yoga dành cho bệnh nhân tiểu đường trong bài viết sau.
Ý nghĩa của Yoga với việc kiểm soát đường huyết
Theo một tạp chí khoa học tại Hà Lan, Yoga có thể giúp giảm căng thẳng hiệu quả. Như đã biết, căng thẳng và stress là một trong những nguyên nhân gây ra ảnh hưởng rối loạn đường huyết. Việc tập Yoga kết hợp ăn uống đều đặn có thể làm giảm căng thẳng và ổn định đường huyết cho người bệnh.
Một lý do khác để tập Yoga là giúp lưu thông máu tới các tế bào. Theo đó, tuyến tụy tiết insulin tốt hơn. Bệnh tiểu đường là do cơ thể không tiết ra đủ hormone insulin hoặc cơ thể không dùng insulin hiệu quả. Như vậy, khi tụy tiết đủ insulin sẽ làm giảm chỉ số đường huyết.
Bệnh đó, nhờ tác dụng lưu thông máu này mà Yoga còn giúp giảm biến chứng tim mạch. Bệnh đái tháo đường cũng dẫn đến những nguy cơ biến chứng tim mạch rất cao.
Như vậy, tập Yoga có rất nhiều lợi ích. Không chỉ giúp người mắc bệnh mà người chưa mắc bệnh cũng có thể tập để phòng tránh nguy cơ tiểu đường.
Những động tác Yoga đơn giản giúp ổn định đường huyết
Yoga hỗ trợ ổn định đường huyết rất tốt, tuy nhiên không phải tư thế nào cũng giúp ổn định. Nói chung, nếu bạn mong muốn có được tác dụng này, hãy thửtập vài động tác yoga đang được nhiều người đánh giá cao như:
Động tác Vajrasana
Động tác Vajrasana
Bài tập bắt đầu bằng tư thế chuẩn bị là hai chân quỳ xuống sàn, giữ thẳng cột sống và cổ. Chú ý hai đầu gối phải mở rộng ngang vai và mu bàn chân phải ép xuống sàn.
Sau đó, chậm rãi hít vào thở ra khoảng 10 đến 15 lần. Khi kết thúc động tác, bạn có thể duỗi thẳng chân và lắc nhẹ để thả lỏng cơ thể. Sau khi tập kiên trì bạn sẽ thấy cơ thể khỏe mạnh, đường huyết cũng được cải thiện đáng kể.
Động tác Sarvangasana
Động tác Sarvangasana
Nằm ngửa, đưa hai cánh tay xuôi bên thân người. Sau đó hít sâu rồi từ từ nâng người thẳng đứng lên trần nhà. Bạn nên giữ tư thế vài giây rồi dần dần hạ xuống tư thế ban đầu.
Động tác này không chỉ giúp ổn định đường huyết mà còn có tác dụng cho phổi và đốt cháy calo. Tuy nhiên, người có chấn thương ở cổ hay phụ nữ mang thai tuyệt đối không thực hiện động tác này. Bạn không nên cố, nếu cảm thấy khó chịu phải dừng lại ngay.
Động tác Kapalbhati
Động tác Kapalbhati
Tư thế này thường được biết đến như động tác thiền. Ngồi thẳng lưng, hai chân bắt chéo và hai tay đặt lên đồng gối. Tiếp theo hít thật sâu rồi đẩy hơi thở ra. Khi hít thở kèm theo hóp bụng và nở bụng. Mỗi lần thực hiện khoảng 20 đến 25 nhịp thở rồi lặp lại, làm liên tục 10 lần.
Kapalbhati rất tốt cho sức khỏe phổi, hệ hô hấp và tuyến tụy. Tuy nhiên bài tập không phù hợp với những ai bị huyết áp cao hay vừa trải qua phẫu thuật. Một điều cần chú ý nữa là không nên tập vào lúc bụng đói bởi chúng có thể khiến bạn mệt mỏi và phản tác dụng.
Tư thế thư giãn (Savasana)
Tư thế thư giãn (Savasana)
Động tác này khá đơn giản và áp dụng được với nhiều đối tượng. Chỉ cần nằm ngửa và để hai tay dọc theo thân. Sau đó hít thở nhịp nhàng đồng thời thả lỏng cơ thể.
Trên thực tế, tất cả các động tác Yoga đều quan trọng nhất là nhịp thở. Do đó, muốn tập Yoga hiệu quả bạn cần phải kiên trì kiểm soát hơi thở nhịp nhàng. Bạn nên duy trì tập luyện đều đặn mỗi ngày mới cho hiệu quả cao.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về bài tập Yoga giúp cho người mắc bệnh tiểu đường. Hy vọng bài viết đã giúp bạn trả lời được câu hỏi Yoga hỗ trợ ổn định đường huyết như thế nào? Chúc bạn sớm có thể thành công thực hiện các động tác Yoga kiểm soát đường huyết này một cách hiệu quả.