Yoga được rất nhiều người biết đến, với nhiều lợi ích khác nhau, mỗi người sẽ lựa chọn cho mình những bài tập Yoga hợp với mục đích của mình. Chẳng hạn như là tập Yoga để có được vóc dáng cân đối, chữa bệnh, trong đó nhiều bệnh nhân gout cũng đã áp dụng Yoga và thực sự có hiệu quả. Không cần phải những động tác phức tạp, chỉ cần những động tác đơn giản nhưng thường xuyên tập luyện cũng có thể giúp điều trị được căn bệnh gout này. Theo một số chuyên gia Yoga trong nước thì chỉ cần bạn siêng năng những động tác ngay dưới đây thôi thì bệnh gout của bạn có thể sẽ có được tiến triển tốt đấy.
Động tác Yoga nằm ngửa thư giãn: hay còn gọi là Savasana. Bạn sẽ chuẩn bị bằng việc nằm ngửa người ở trên thảm tập, hai chân dang rộng hơn vai và để thả lỏng, hai tay thì để thoải mái ở hai bên thân, xương sống để thẳng, cằm hơi đưa xuống. Hoặc bạn cũng có thể để một tay lên ngực một tay lên bụng. Bạn hãy thở bằng mũi cho hết, để phần bụng tiến lại gần xương sống, sau đó nhẹ nhàng hít vào một hơi cũng bằng mũi, lúc này thì phần bụng sẽ to lên. Bạn cần giữ nhịp thở như vậy trong khoảng 8 đến 10 giây, thở và hít vào phải có thời gian ngang bằng nhau. Sau đó thì bạn cứ lặp lại như vậy khoảng một thời gian cho thấm mệt là được.
Tư thế rắn hổ mang
Động tác Yoga rắn hổ mang: hay còn gọi là Bhujangasana. Bạn cần chuẩn bị bằng việc nằm úp người ở trên thảm tập, chân để sát nhau và lòng bàn chân hướng lên trên. Hai bàn tay đặt ngang với ngực ở bên ngoài, khuỷu tay tạo thành một góc vuông. Tiếp đến là bạn cần phải dùng lực từ cánh tay để nâng phần đầu và ngực lên trên cao cho đến khi nào hai cánh tay thẳng, phần lưng được uốn cong, đầu ngửa ra sau. Nếu như người nào có thêm vấn đề ở lưng – tay – đầu – đang mang thai thì không nên thực hiện động tác này.
Động tác Yoga cánh cung: hay còn gọi là Dhanurasana. Bạn sẽ chuẩn bị bằng việc nằm úp người ở trên thảm tập, hai chân để thẳng cách nhau khoảng rộng bằng vai, hai tay để thẳng hai bên với lòng bàn tay hướng lên trên trần. Sau đó thì co hai đầu gối lại, rồi đưa hai tay lên để cầm lấy hai cổ chân. Hít sâu vào và ép chân xuống và đưa ngực và hai đùi lên trên khỏi thảm, đẩy cằm lên. Cuối cùng là thở ra và hạ người xuống, cứ vậy mà lặp lại vài lần. Nhớ là để cho lưng được thư giãn, động tác này cũng không thích hợp với người bị huyết áp cao, đau đầu, bị tổn thương vùng lưng.
Động tác Yoga em bé: hay còn gọi là Balasana. Bạn cần chuẩn bị với tư thế quỳ ngồi trên chân, để cho phần mông tiếp xúc với hai gót chân, hai tay để thoải mái hai bên hông, lưng thẳng. Sau đó từ từ gập người về phía trước, đến khi trán chạm xuống thảm, hai tay đưa thẳng về phía trước, lưu ý lưng vẫn được thẳng.
Tư thế Yoga nằm ôm gối
Động tác Yoga nằm ôm gối: hay còn gọi là Pavan mukhtasana. Bạn sẽ chuẩn bị bằng tư thế nằm ngửa thoải mái ở trên thảm, hai chân duỗi thẳng sát nhau, tay để thẳng hai bên người. Tiếp đến là bạn co đầu gối lên tới trước ngực, dùng hai tay ôm lấy toàn hộ hai cẳng chân, đầu nâng lên để cằm gần với đầu gối. Lúc này bụng cần hóp lại, lưng có hơi uốn cong. Lưu ý với động tác Yoga này cũng không thích hợp nếu như bệnh nhân gout có thêm bệnh về huyết áp cao, tim mạch, thoát vị đĩa đệm, phụ nữ mang thai.
Động tác Yoga xoắn nửa cộng sống: hay còn gọi là Ardha matsyendrasana. Bạn cần ngồi thẳng lưng trên thảm tập, lưng thẳng, hai chân duỗi về trước. Sau đó bạn co hai gối chân lại, chân trái để phía dưới chân bên phải. Bàn chân trái nằm phía ngoài của đùi chân phải, cẳng chân trái để sát xuống thảm tập. Đưa chân phải ra phía ngoài của đùi chân trái và đặt lòng bàn chân xuống thảm và gối hướng lên trên. Sau đó hãy thở ra, đồng thời xoay thân trên qua bên phải, đưa tay trái chống ra phía sau lưng gần hông, tay trái để phía ngoài gối phải. Ép chân phải xuống thảm, kéo xương sống, ưỡn ngực lên. Để giữ tư thế khoảng vài giây sau đó đưa về tư thế chuẩn bị, rồi đổi sang bên còn lại, đồng thời lặp lại động tác vài lần tiếp.