Dựa theo lịch sử của bộ môn Yoga, Yoga đã xuất hiện cách đây khoảng năm ngàn năm trước, theo như được biết thì Yoga bắt nguồn từ đất nước Ấn Độ. Theo như thống kê của những năm gần đây thì số lượng người lựa chọn Yoga để tập luyện đã tăng lên đáng kể.
Một điểm vô cùng quan trọng khi bạn muốn học Yoga đó chính là lựa chọn một giáo viên Yoga phù hợp với mình. Từ nhu cầu ngày càng nhiều của người học Yoga, thế nên giáo viên Yoga đang trở thành công việc được nhiều người lựa chọn theo đuổi.
Một giáo viên Yoga cũng như một giáo viên khác, để có thể tác nghiệp thì cần phải có bằng, để có được bằng thì cần phải tham gia khóa học trở thành giáo viên Yoga. Đồng thời phải có đầy đủ kiến thức và thực hành được.
Mặc dù nghe giáo viên Yoga khá đơn giản, thế nhưng chỉ khi bước chân trở thành giáo viên Yoga thì bạn mới cảm nhận được công việc Yoga sẽ như thế nào.
Phác thảo về công việc giáo viên Yoga
Phác thảo về công việc giáo viên Yoga:
Giáo viên Yoga có vai trò vô cùng quan trọng đối với một lớp học Yoga, họ chính là người tạo nên không khí sôi nổi cho học viên, mang nguồn cảm hứng về Yoga cho những người khác. Thế nên nếu như bạn không thực sự yêu thích và đam mê thì bạn không thể trở thành giáo viên Yoga giỏi được.
Một người giáo viên Yoga có thể tham gia giảng dạy tại các trung tâm – phòng tập thể hình – dạy tại nhà hay còn gọi là giáo viên Yoga cá nhân. Mục đích của người giáo viên Yoga chính là truyền tải kiến thức về Yoga, giúp học viên rèn luyện sức khỏe, cải thiện vóc dáng, không bị thương trong quá trình luyện tập, trao đổi và chia sẻ kiến thức về Yoga.
Mô tả công việc giáo viên Yoga:
Theo cách thức tổng quát thì giáo viên Yoga sẽ hướng dẫn Yoga cho một người, một nhóm nhỏ, hoặc một lớp.
Công việc giáo viên Yoga
Công việc giáo viên Yoga chính là đựa ra kế hoạch, chịu trách nhiệm đối với học viên.
Bước đầu tiên khi giảng dạy Yoga chính là kiểm tra thể chất của học viên, đưa ra kết luận để thấy được tình trạng hiện tại của học viên là gì.
Từ việc đánh giá học viên, giáo viên Yoga mới đưa ra được kế hoạch giảng dạy phù hợp.
Đựa ra nội dung bài học chi tiết, từ lý thuyết cho tới thực hành.
Quan sát tiến độ học tập của học viên có sự thay đổi hay không.
Giải thích và hướng cách cách sử dụng các thiết bị tập Yoga đúng và an toàn.
Thực hiện việc sơ cứu cần thiết trong một số trường hợp khẩn cấp phát sinh.
Tạo dựng mối quan hệ tốt giữa giáo viên Yoga và học viên.
Chia sẻ và tư vấn cho học viên những vấn đề xoay quanh lớp học Yoga.
Học viên có hứng thú tham gia và thực hành Yoga
Để công việc Yoga được phát triển, bản thân giáo viên Yoga cũng phải tự nâng cao kiến thức của bản thân, học hỏi nhiều phương thức giảng dạy khác nhau, nhằm giúp cho học viên có hứng thú tham gia và thực hành Yoga thường xuyên hơn.