Ở thời điểm hiện tại thì Yoga Trị Liệu có tác dụng rất lớn đối với những người bận rộn, phù hợp để đào thải chất độc bên trong cơ thể ra ngoài, giảm áp lực, hỗ trợ điều trị một số bệnh hiệu quả.
Bên cạnh đó Yoga Trị Liệu còn bao gồm những bài tập về hít thở, điều khiển nguồn năng lượng khí trong cơ thể, tác động tới hệ thống tuần hoàn – hô hấp – tiêu hóa – bài tiết, chữa lành phục hồi cơ thể.
Yoga Trị Liệu có tác dụng rất lớn đối với những người bận rộn
Chính vì là Yoga Trị Liệu, thế nên bài tập sẽ được xây dựng dựa trên tình trạng và bệnh tình của từng người bệnh, do đó người bệnh sẽ trao đổi với giáo viên để lựa chọn bài tập phù hợp.
Tập thở trong Yoga Trị Liệu:
Dù là Yoga Trị Liệu điều trị bệnh gì đi nữa thì kỹ thuật hít thở bắt buộc phải được thực hành đúng. Hơi thở thể hiện cho sự sống, đồng thời cũng là yếu tố tạo nên kết quả khi luyện tập, việc tập thở đúng sẽ giúp cho nguồn khí được lưu thông tốt trong cơ thể.
Tập thở trong Yoga Trị Liệu
Kỹ thuật thở trong Yoga Trị Liệu được hiểu là Pranayama, hỗ trợ trong việc điều trị và tăng cường sức khỏe. Yoga Trị Liệu có hai cách thở chính, đó là thở bình thường và thở sâu.
Thở thông thường: có tác dụng thư giãn, thế nên chúng ta có thể áp dụng ở bất cứ thời điểm nào.
Bạn sẽ chuẩn bị bằng một tư thế ngồi thoải mái, thả lỏng toàn bộ cơ thể, đặc biệt là phần vai – ngực, nhắm hai mắt lại.
Chú ý tới sự chuyển động và thay đổi tại vùng ngực, giúp bạn xác định được việc thở của bạn có chính xác hay không. Hơi thở phải êm và sâu mới là đúng.
Thở sâu: đây là kỹ thuật được áp dụng trong Yoga Trị Liệu.
Người tập cần phải chú ý tới vùng bụng và vùng ngực, hít thở sẽ được đếm theo từng nhịp.
Thông thường chúng ta sẽ thở sâu theo cách thức là: hít vào bốn nhịp, sau đó thở ra cũng bốn nhịp. Nhịp này có thể thay đổi theo tỷ lệ như ba nhịp hoặc hai nhịp.
Tập thở trong Yoga Trị Liệu
Sau một khoảng thời gian luyện tập, thì nhịp thở này có thể được thay đổi dài hơn, chẳng hạn như: năm nhịp hít vào năm nhịp thở ra – sáu nhịp thở vào sáu nhịp thở ra – bốn nhịp hít và và sáu nhịp thở ra – bốn nhịp hít vào và tám nhịp thở ra.
Bài tập Yoga Trị Liệu: được xác định dựa trên từng cá nhân như sau:
Bài tập Yoga Trị Liệu giúp phục hồi chấn thương:
Tác dụng chính là nâng cao sức khỏe về mặt thể chất, chữa lành và phục hồi cơ thể trước đó bị chấn thương, đặc biệt là xương khớp. Khi thực hành phần xương khớp sẽ được tác động co giãn chậm rãi, nhờ đó giúp giảm đau nhức, chống nhiễm trùng, thúc đẩy thời gian phục hồi nhanh hơn.
Động tác gác chân lên tường
Động tác giúp phục hồi cơ thể: động tác thở Bhastrika – động tác gác chân lên tường – động tác chó cúi mặt – động tác cái cây – động tác tấm ván.
Bài tập Yoga Trị Liệu chữa đau thần kinh tọa:
Căn bệnh này thường bắt đầu từ vùng lưng, sau đó dần đi xuống chân. Nguyên nhân có thể là do dây thần kinh bị ép, hoặc có thể là do trước đó bị chấn thương.
Những động tác được lựa chọn sẽ giúp cho người bệnh đau thần kinh tọa giảm đau nhức – giảm đau lưng – cải thiện vận động trong sinh hoạt thường ngày.
Động tác trẻ em
Động tác Yoga Trị Liệu phù hợp: động tác trẻ em – động tác chó úp mặt – động tác bán nguyệt – động tác rắn hổ mang – động tác cào cào – động tác xả hơi – động tác chim bồ câu – động tác cây cầu – động tác vặn mình – động tác chân lên tường.
Bài tập Yoga Trị Liệu chữa bệnh trầm cảm:
Bệnh trầm cảm liên quan tới tâm lý tinh thần, do đó Yoga Trị Liệu sẽ là lựa chọn vô cùng phù hợp để giải quyết. Yoga Trị Liệu sẽ giúp người bệnh trầm cảm giảm căng thẳng – lo lắng – sợ hãi – buồn phiền.
Động tác đứng bằng vai
Động tác phù hợp: động tác Yoga thiền – động tác em bé – động tác chó úp mặt – động tác chân lên tương – động tác đứng bằng vai – động tác gập người chân rộng.
Bài tập Yoga Trị Liệu chữa bệnh đau vai gáy:
Tác động trực tiếp tới vùng vai và gáy, giúp cơ thể được thoải mái, căng giãn cơ, giảm đau nhức, lưu thông máu huyết, tăng sự linh hoạt, phòng ngừa bệnh phát triển.
Động tác đứng uốn cong về phía trước – Động tác con thở
Động tác phù hơp: động tác đứng uốn cong về phía trước – động tác ngồi gập người về trước – động tác chiến binh hai – động tác tam giác mở rộng – động tác bò mèo – động tác mặt bò – động tác vặn cột sống – động tác nhân sư – động tác chó con mở rộng – động tác trẻ em – động tác gác chân lên tường – động tác xác chết.