Chuỗi Chào Mặt trăng được thực hiện như một cách thức giúp con người tiến gần với vũ trụ vạn vật, tạo nên sư thoải mái sau một ngày làm việc bên ngoài, một nguồn năng lượng hỗ trợ tốt cho tinh thần, thời gian nghỉ ngơi và hấp thụ nguồn khí mới.
Chuỗi Chào Mặt trăng được thực hiện vào cuối của một ngày
Vì Chuỗi Chào Mặt trăng được thực hiện vào cuối của một ngày, trước khi đi ngủ, thế nên mục đích là giúp con người được thư giãn, làm dịu cơ thể, đón nhận nguồn năng lượng tốt từ bên ngoài, thoải mái về thể chất và tinh thần.
Đối với tinh thần thì Chuỗi Chào Mặt trăng giúp loại bỏ ý nghĩ tiêu cực, tiếp nhận sự lạc quan tích cực, thanh tịnh, điều chỉnh lại cảm xúc. Còn về mặt thể chất thì tốt cho hệ thống tuần hoàn, thải độc tố, co giãn cơ xương khớp, săn chắc, điều chỉnh dáng người.
Chuỗi Chào Mặt trăng
Căn cứ vào tên gọi là Chuỗi Chào Mặt trăng, nên bài tập sẽ có tác dụng vào thời điểm có trăng, dựa trên chu kỳ của mặt trăng tròn hay khuyết mà nguồn năng lượng tự nhiên này sẽ biến đổi. Mặt trăng sẽ giúp cho con người cảm nhận được sự bình an, cải thiện giấc ngủ, nạp đầy năng lượng mới.
Chuỗi Chào Mặt trăng được kết hợp bởi 14 động tác liên hoàn, do đó chúng ta sẽ thực hiện từ tư thế đầu tiên cho tới tư thế cuối cùng mà không bị ngắt quãng, giữa mỗi động tac sẽ có sự liên kết chặt chẽ và khéo léo.
Công dụng của Chuỗi Chào Mặt trăng chính là hấp thụ năng lượng của mặt trăng, làm cho cơ thể được thanh lọc, cân bằng nguồn năng lượng của cơ thể, tăng khả năng tư duy sáng tạp, làm dịu lo lắng sợ hãi, giảm đau, tốt cho hệ thống cơ quan trong cơ thể.
Chuỗi Chào Mặt trăng được kết hợp bởi 14 động tác liên hoàn
Bài tập của Chuỗi Chào Mặt trăng bao gồm 14 tư thế như sau: động tác trái núi – Tadasana, động tác trái núi vươn tay – Urdhva Hastasana, động tác đứng nghiêng lườn – Crescent Pose, động tác nữ thần – Utkata Konasana, động tác ngôi sao năm cánh, động tác tam giác rộng – Utthita Trikonasana, động tác kim tự tháp – Parsvottanasana, động tác trăng lưỡi liềm – Anjaneyasana, động tác Side Lunge, động tác ngồi xổm – Malaasana, động tác Side Lunge, động tác trăng lưỡi liềm – Anjaneyasana, đọng tác kim tự tháp – Parsvottansana, động tác tam giác rộng – Utthita Trikonasana, động tác ngôi sao năm cánh, động tác nữ thần – utkata Konasana, động tác đứng nghiêng lượng – Crescent Pose, động tác trái núi vươn tay – Urdhva Hastasana, động tác trái núi – Tadasana.
Tất cả những động tác trong Chuỗi Chào Mặt trăng đều phải được thực hiện ở mức độ chậm và từ từ, cơ thể phải thoải mái, tập khoảng năm lần. Lưu ý về nhịp của động tác sẽ tăng lên theo thời gian tập luyện, một bài tập Chuỗi Chào Mặt trăng sẽ kết thúc khi mỗi động tác được thực hiện lặp lại khoảng mười lần.
Bạn hãy thực hiện Chuỗi Chào Mặt trăng vào buổi tối trước khi đi ngủ, không mất nhiều thời gian nhưng bạn đã tiếp nhận được nguồn năng lượng của mặt trăng tốt cho cơ thể.