Tập Yoga cho bà bầu trong tam cá nguyệt giữa của thai kỳ

Đi đôi với những bài tập Yoga cho tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ thì vào tam nguyệt giữa cũng sẽ có những động tác Yoga phù hợp hơn để tập luyện. Ngoài chế độ ăn uống – nghỉ ngơi thì vận động cũng là một thành phần giúp duy trì sức khỏe cho người mang thai. Khi bước sang tháng thứ tư của thai kỳ thì lúc này bạn sẽ cảm nhận được những thay đổi ở cơ thể đã xuất hiện rõ hơn một chút, đó là bụng đã to lên, ngực cũng to hơn bình thường. Chính những thay đổi này mà cơ thể người mang thai cũng sẽ phải thay đổi để tạo môi trường phù hợp cho thai nhi được phát triển.

Sự thay đổi của cơ thể trong tam cá nguyệt giữa này sẽ đi kèm với triệu chứng đau nhức phần lưng, chóng mặt, đau đầu, cân nặng tăng lên dần, từ đó khiến cho các tĩnh mạch đang bị giãn ra, tay và chân thường bị tê cứng và sưng. Lúc này người mang thai cần phải thực hiện các động tác Yoga để cơ thể được cân bằng hơn:

Tư thế Virabhrasana 3 (chiến binh 3)

Động tác Yoga Viparita namaskar, hay còn được gọi với cái tên là động tác Yoga chắp tay cầu nguyện ngược. Người mang thai sẽ chuẩn bị bằng tư thế ngồi ở trên thảm và khoanh chân lại với nhau. Sau đó đưa hai tay chắp lại với nhau để ở sau lưng, phần ngực sẽ được giãn ra, để tư thế này khoảng nửa phút là được.

Động tác Yoga Gomukhasana, người mang thai sẽ chuẩn bị bằng việc quỳ ở trên thảm tập với hai tay chống xuống thảm ở phía trước. Đưa chân bên phải để chéo qua chân bên trái để tạo thành hình chữ V là được, đồng thời từ từ ngồi xuống. Tiếp tục nhấc tay bên phải lên vòng ra sau lưng và những ngón tay để hướng lên trên còn lòng bàn tay thì nhìn ra ngoài. Tiếp tục đưa tay trái thẳng lên trên cao và vòng xuống dưới ở sau lưng với lòng bàn tay quay vào trong để có thể chạm vào lòng bàn tay bên phải, đồng thời kéo căng tay ra để phần ngực được mở rộng. Hãy giữ cho tư thế này khoảng nửa phút và sau đó đổi sang bên còn lại.

Động tác yoga Virabhrasana 3, người mang thai cần phải đứng thẳng người ở trên thảm, người thì gập xuống đến khi nào hai tay đều có thể chạm tới thảm là được. Tiếp đến là đưa chân bên trái bước một bước rộng đồng thời để hai tay đặt lên trên đùi bên phải. Toàn bộ trọng lượng của cơ thể sẽ được dồn lên chân phải, tức là lúc này chân phải là chân làm trụ, sau đó đưa chân bên trái nhấc lên khỏi thảm và để song song với thảm, hai tay thì để song song với nhau và cũng song song với thảm và hướng thắng về phía trước. Giữ cho tư thế này khoảng một nửa phút và đổi chân trụ còn lại.

Tư thế Half moon

Động tác Yoga Half moon pose, người mang thai sẽ chuẩn bị bằng tư thế đứng thẳng người ở trên thảm, sau đó đưa chân bên trái bước lên một bước. Chậm chậm gập người xuống để tay bên trái chạm xuống được thảm cách chân bên trái một khoảng trống. Tay bên phải thì hướng thẳng đứng lên trên cao và mắt hướng theo tay trái. Lúc này chân bên phải được nhấc lên trên cao và duỗi thẳng. Giữ tư thế khoảng nửa phút sau đó đưa về tư thế chuẩn bị và đổi sang chân bên kia.

Động tác Yoga Utkatasana, người mang thai sẽ chuẩn bị bằng việc đứng thẳng người trên thảm với hai chân để rộng ngang vai. Sau đó hai đầu gối hơi co lại, đẩy mông ra phía sau lưng, hai tay đưa thẳng lên trên cao qua đầu và để tay song song với nhau, lưng để thẳng, giữ tư thế này khoảng nửa phút sau đó trở về tư thế chuẩn bị.

Với những động tác Yoga ở trên sẽ hỗ trợ rất tốt cho tam cá nguyệt giữa của thai kỳ, nhưng vì giai đoạn này thì thai nhi đã lớn nên người mang thai cần phải chú ý là không nên tập những động tác  Yoga nằm ngửa trên thảm quá lâu, nếu có tập thì cần phải có một cái gối đặt ở dưới lưng để nâng đỡ. Đặc biệt chú ý tới nhịp thở nhằm cung cấp đầy đủ lượng không khí cho thai nhi. Các động tác Yoga vặn – ép – xoắn ở vị trí phần bụng cũng sẽ không được thực hiện nhằm đảm bảo sự an toàn cho người mang thai lẫn thai nhi ở bên trong. Sự hỗ trợ của Yoga trong lúc này sẽ giúp người mang thai chuẩn bị tinh thần tốt để đón nhận mọi sự thay đổi khác của cơ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *